5 cửa ô Hà Nội - Những di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc của Thủ đô

5 cửa ô Hà Nội - Những di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc của Thủ đô

1. Đôi nét về 5 cửa ô Hà Nội

Hà Nội là một thành phố có lịch sử lâu đời và giàu truyền thống văn hóa. Một trong những nét đặc trưng của Hà Nội là 5 cửa ô, là những cổng thành xưa của kinh thành Thăng Long. 5 cửa ô gồm: Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và Ô Chợ Dừa. Mỗi cửa ô đều có nguồn gốc, vị trí và ý nghĩa riêng biệt, gắn liền với lịch sử và đời sống của người dân Hà Nội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những địa danh du lịch này.

Xem thêm: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử nối liền hai thế kỷ hào hùng của dân tộc

2. Ô Quan Chưởng

  • Vị trí: nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) triều đại nhà Lê. Năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785), cửa ô này được đại tu. Đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì được xây dựng lại, mở rộng quy mô như hiện tại.  

Ban đầu, cửa ô này được gọi là Đông Hà Môn, nhưng sau đó người dân lại gọi đây là Ô Quan Chưởng. Theo lịch sử lưu truyền, điều này là để tưởng nhớ công lao của một viên Chưởng cơ và đội quân 100 binh lính do ông chỉ huy đã anh dũng chiến đấu với quân Pháp để bảo vệ thành Hà Nội

Hiện nay, ô Quan Chưởng là một điểm du lịch hấp dẫn của Hà Nội, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và chụp ảnh. Xung quanh ô Quan Chưởng là khu phố cổ Hà Nội, với nhiều hàng quán, nhà thờ, chợ, đền chùa… mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội.

Xem thêm: Làng lụa Vạn Phúc - Nét đẹp truyền thống và hiện đại của Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm Internet

3. Ô Đống Mác

  • Vị trí: nằm ở cuối phố Lò Đúc, giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu.

Ô Đông Mác là tên cửa ô thời xưa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Bản đồ Hà Nội năm 1831 gọi đây là cửa ô Thanh Lãng. Tới bản đồ năm 1866, cửa ô này được gọi là cửa ô Lãng Yên. Sang thế kỷ 20, người dân quen gọi là ô Đông Mác.

Cửa ô này là nơi có thể vào thành Thăng Long cả bằng đường bộ lẫn đường thủy, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt. Trong Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác khi về thăm quê ở Hải Dương đã đi qua lối này: “Ngày 10.9, từ sáng tinh mơ còn trăng, tôi đi ra cửa ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ “Hành quân phù” (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa) mới mở cho đi”.

Ngày nay, Ô Đống Mác chỉ còn là tên gọi của một địa danh lịch sử, do hậu quả của chiến tranh mà ô này đã bị phá bỏ từ lâu.

Xem thêm: Khám phá Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Nơi gìn giữ văn hóa 54 dân tộc

Ảnh: Sưu tầm Internet

3. Ô Cầu Dền

  • Vị trí: nằm ở ngã tư lớn, nối liền 4 tuyến đường: Đại Cồ Việt,  Bạch Mai, Trần Khát Chân và Phố Huế.

Xét về lịch sử, theo Đại Việt sử lược (quyển II & III, NXB Sử Học - Hà Nội - 1960), địa danh Ô Cầu Dền tại Thăng Long đã xuất hiện trong sử sách thời Lý, tức là khoảng thế kỷ XI - XII.

Ô Cầu Dền còn gắn liền với điển tích về một học trò mồ côi sống ở làng Kim Liên, thời nhà Mạc. Vì gia cảnh nghèo nên cậu phải đi dạy học để kiếm ăn qua ngày. Trong những năm gian khó, nhờ những mẫu rau dền, cậu đã giúp nhiều người cùng vượt qua được thời kỳ đói kém. Vì thế chỗ người học trò đó ở được gọi là Cầu Dền.

Theo lời kể của các vị bô lão, từ thời xa xưa đến tận những năm 1945 - 1954, vị trí Ô Cầu Dền hiện tại vốn có dòng sông chảy qua. Hai bên bờ là bãi đất phù sa với những luống rau màu tươi tốt quanh năm, và loại nhiều nhất chính là rau dền. Theo đó, con cầu bắc qua sông, khu vực có nhiều loại rau này cũng được gọi là Cầu Dền.

Ngày nay, Ô Cầu Dền chỉ còn là tên gọi của một địa danh lịch sử, do hậu quả của chiến tranh mà ô này đã bị phá bỏ từ lâu.

Xem thêm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Kho tàng nghệ thuật đa dạng từ xa xưa đến nay

Ảnh: Sưu tầm Internet

4. Ô Cầu Giấy

  • Vị trí: nằm ở đoạn cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại ngã tư đường Láng - Bưởi - Cầu Giấy - Kim Mã điểm giao nhau đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến đường vành đai 2 trên cao.

Ô Cầu Giấy là một cửa ô được mở từ tòa thành đất bao bọc vòng giữa khu đông dân cư ở phía Tây kinh thành Thăng Long.Vị trí cửa ô này thuộc làng Thanh Bảo nên có tên là Ô Thanh Bảo. Từ thế kỷ XIX để thuận tiện cho giới kinh doanh giấy ở trong nội thành nên dân làng giấy ở Yên Hòa đã dựng ở cửa ô những cái lán bầy giấy để bán thường gọi là những cái cầu hàng giấy (tương tự như lán bán thịt gọi là cầu hàng thịt). Do đó tên cửa ô Thanh Bảo cũng gọi là cửa ô Cầu Giấy.Chữ Cầu ở đây là cầu bán hàng(cầu chợ) chứ không mang nghĩa là cây cầu bắc qua sông.

Ngày nay, Ô Cầu Giấy chỉ còn là tên gọi của một địa danh lịch sử, do hậu quả của chiến tranh mà ô này đã bị phá bỏ từ lâu.

Xem thêm: Thăng Long Tứ trấn - Những ngôi đền thiêng trấn giữ 4 phương ở Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm Internet

5. Ô Chợ Dừa

  • Vị trí: nằm ở ngã năm của các phố Đê La Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên và phố Ô Chợ Dừa mới.

Ô Chợ Dừa với hơn 760 năm lịch sử nhưng luôn còn trong kí ức với cửa ô rất cao lớn, uy nghi và rất đông văn nhân - sĩ tử nối nhau đi qua cửa ô, đi thẳng đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đình và đền ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa cũng là một trong những cụm di tích lịch sử văn hóa rất độc đáo và có nhiều giá trị văn hóa hiếm có hiện còn trên địa bàn Hà Nội. Ngày trước, mang tên Ô Chợ Dừa là bởi chỗ bến sông cạnh cầu, cạnh chợ này có những rặng dừa xanh tốt che nắng cho dân kẻ chợ đi lại mua bán.

Ngày nay, Ô Chợ Dừa chỉ còn là tên gọi của một địa danh lịch sử, do hậu quả của chiến tranh mà ô này đã bị phá bỏ từ lâu.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm Internet

Nguồn: Tổng hợp.

Bài viết liên quan
Bạn muốn liên hệ tư vấn du lịch?