Khám phá Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Nơi gìn giữ văn hóa 54 dân tộc

Khám phá Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Nơi gìn giữ văn hóa 54 dân tộc

1. Giới thiệu về Bảo tàng Dân tộc học

  • Địa chỉ: 1 đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 8h - 17h30 (từ thứ 3 - chủ nhật).

Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến du lịch văn hóa ở Hà Nội, bạn không nên bỏ qua Bảo tàng Dân tộc học. Đây là nơi lưu giữ và trình bày những hiện vật và tư liệu quý báu về văn hóa và lịch sử của 54 dân tộc anh em ở Việt Nam.

Bảo tàng Dân tộc học là một trong những nơi khám phá văn hóa Việt Nam độc đáo và hấp dẫn. Bảo tàng có diện tích 4,5ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc đặc trưng của các dân tộc. Bạn sẽ được ngắm nhìn những hiện vật về trang sức, y phục, vũ khí, tôn giáo, nhạc cụ, tín ngưỡng… của các dân tộc.

Xem thêm: Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Nơi lưu giữ tình hữu nghị Việt Xô nồng thắm

Bảo tàng Dân tộc họcẢnh: Sưu tầm Internet

  • Giá vé:
    • Người lớn: 40.000 VNĐ/người.
    • Sinh viên: 20.000 VNĐ/lượt.
    • Học sinh:10.000 VNĐ/lượt.
    • Giá vé giảm 50%: người cao tuổi, người khuyết tật nặng và người dân tộc thiểu số.
    • Miễn phí: người khuyết tật nặng đặc biệt và trẻ em dưới 6 tuổi.

Tại bảo tàng, bạn có thể thuê dịch vụ thuyết minh để tìm hiểu sâu hơn. Giá thuyết minh là 100.000 VNĐ toàn bộ bảo tàng bằng tiếng Việt, 100.000 VNĐ khu trong nhà bằng tiếng Pháp/Anh, 50.000 VNĐ khu trong nhà bằng tiếng Việt và 50.000 VNĐ khu ngoài trời bằng tiếng Việt. 

Xem thêm: Làng lụa Vạn Phúc - Nét đẹp truyền thống và hiện đại của Hà Nội

2. Lịch sử bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học là một đơn vị của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, do nhà nước đầu tư xây dựng và thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia. Quá trình hình thành bảo tàng được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn sau chiến tranh. Ngày 24/10/1995, bảo tàng được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Ngày 12/11/1997, bảo tàng được khánh thành với sự tham dự của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước diễn ra tại Hà Nội.

Bảo tàng Dân tộc học

Ảnh: Sưu tầm Internet

3. Bảo tàng Dân tộc học có gì thu hút khách tham quan?

3.1. Tòa Trống đồng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Tòa nhà 2 tầng Trống đồng là một trong hai tòa nhà trưng bày của bảo tàng. Tòa nhà do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (người Tày) thiết kế theo hình dáng của chiếc trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa dân tộc.

Tòa Trống đồng có diện tích trưng bày 2.000m2, được khánh thành vào tháng 11/1997. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức những bộ sưu tập hiện vật, ảnh, phim và các khu tái tạo sinh động về 54 dân tộc anh em Việt Nam cùng nhiều bài viết nghiên cứu thú vị.

Tòa Trống đồng gồm 9 phần chính, được sắp xếp theo một lộ trình tham quan hợp lý và lý thú. Ngoài ra, tòa nhà còn có một không gian dành cho các trưng bày tạm thời.

Xem thêm: Lotte Hà Nội Sky - Điểm checkin sống ảo của giới trẻ yêu thích khám phá

Bảo tàng Dân tộc họcẢnh: Sưu tầm Internet

3.2. Tòa Cánh diều thiết kế ấn tượng

Tòa Cánh diều là tòa nhà 4 tầng được xây dựng từ năm 2007 và khánh thành vào năm 2013. Tòa nhà trưng bày về các dân tộc ở Đông Nam Á và các cư dân ngoài Việt Nam.

Tòa nhà do các kiến trúc sư của Đại học Xây dựng Hà Nội thiết kế theo hình cánh diều - một nét văn hóa truyền thống của Đông Nam Á.

Tại tòa nhà có 4 chủ đề thường xuyên là Văn hóa Đông Nam Á, Một thoáng châu Á, Tranh kính Indonesia, Vòng quanh thế giới. Bên cạnh đó, tòa nhà còn có khu trưng bày tạm thời, hội trường, phòng chiếu phim, các hoạt động giáo dục.

Xem thêm: Khám phá Hà Nội từ trên cao cùng tàu điện Cát Linh Hà Đông

Bảo tàng Dân tộc họcẢnh: Sưu tầm Internet

3.3. Vườn Kiến trúc ngập tràn màu xanh mướt

Vườn Kiến trúc là khu trưng bày ngoài trời rộng 2ha, được xây dựng từ năm 1998 - 2006. Nơi đây giới thiệu 10 công trình kiến trúc đặc trưng của 10 dân tộc Việt Nam như nhà Chăm, nhà Rông Bana, nhà Việt, nhà mồ Giarai, nhà Dài Ê Đê, nhà mồ Cơtu, nhà sàn Tày, nhà trệt Hmông, nhà Hà Nhì và nhà Dao.

Vườn Kiến trúc được bao quanh bởi nhiều loại cây xanh, dòng suối nhân tạo. Nơi đây là nơi để bạn chiêm ngưỡng sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Xem thêm: Con đường gốm sứ - Kiệt tác nghệ thuật gốm sứ đa sắc màu giữa lòng thủ đô

Bảo tàng Dân tộc họcẢnh: Sưu tầm Internet

3.4. Các hoạt động, sự kiện văn hóa nghệ thuật hấp dẫn

Bên cạnh trưng bày những hiện vật về các dân tộc Việt Nam, bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa nghệ thuật hấp dẫn vào các dịp lễ hội như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Quốc tế Thiếu nhi…

Bạn còn có cơ hội tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, ngắm nhìn sự khéo léo của các nghệ nhân khi làm gốm, dệt thổ cẩm, làm giấy dó, làm đồ chơi dân gian… Vào cuối tuần, bạn còn được xem múa rối nước mang đậm bản sắc dân gian. 

Xem thêm: Nhà hát múa rối Thăng Long - Nơi lưu giữ nghệ thuật rối nước truyền thống

Bảo tàng Dân tộc họcẢnh: Sưu tầm Internet

Xem thêm: Chùa Hương Hà Nội - Kinh nghiệm chiêm bái và khám phá vùng đất thiêng

4. Kinh nghiệm tham quan bảo tàng Dân tộc học Hà Nội

Trước khi khám phá Hà Nội qua bảo tàng Dân tộc học, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm sau để có một chuyến du lịch thú vị và an toàn:

  • Nên đi theo nhóm nhỏ, tránh đông đúc và ồn ào
  • Nếu muốn hiểu rõ hơn về các hiện vật và văn hóa của các dân tộc, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại bảo tàng
  • Không để lại đồ có giá trị cao khi gửi đồ, nếu có thì nên mang theo mình
  • Giữ gìn sạch sẽ và trật tự chung, không mang theo đồ ăn hay nước uống vào bảo tàng
  • Không chạm vào các hiện vật trưng bày, trừ khi được phép

Nguồn: Tổng hợp.

Bài viết liên quan
Bạn muốn liên hệ tư vấn du lịch?