Nhà hát múa rối Thăng Long - Nơi lưu giữ nghệ thuật rối nước truyền thống

Nhà hát múa rối Thăng Long - Nơi lưu giữ nghệ thuật rối nước truyền thống

1. Đôi nét về nhà hát múa rối Thăng Long

  • Địa chỉ: 57B Phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nằm ngay trung tâm Hà Nội, bên cạnh phố cổ và Hồ Gươm, Nhà hát múa rối nước Thăng Long là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích nghệ thuật văn hóa dân gian Việt Nam. Đây là nơi duy nhất trên thế giới biểu diễn loại hình nghệ thuật độc đáo - múa rối nước. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những con rối sống động trên mặt nước, kể lại những câu chuyện hấp dẫn. Âm nhạc dân tộc được phát ra từ các nhạc cụ truyền thống như: đàn nhị, đàn tranh, đàn bầu… hay những giai điệu Chèo mang đậm bản sắc văn hóa Bắc bộ. Nhà hát múa rối Thăng Long là nhà hát duy nhất của Việt Nam và Châu Á lập kỷ lục biểu diễn múa rối nước hàng ngày trong suốt 365 ngày trong năm. Nhà hát có tối đa 6 suất mỗi ngày với hơn 2000 chương trình múa rối mỗi năm, một số suất có phụ đề tiếng Anh cho khách nước ngoài.

Xem thêm: Nhà khách chính phủ - Nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của Thủ đô

2. Giá vé xem biểu diễn tại nhà hát múa rối Thăng Long

Giá vé tại Nhà hát múa rối nước Thăng Long được chia thành 3 loại (giá tham khảo):

  • Vé phổ thông (100.000 VNĐ/khách),
  • Vé thường (150.000 VNĐ/khách)
  • Vé VIP (200.000 VNĐ/khách).

Ngoài ra, du khách còn phải trả thêm phụ thu nếu sử dụng máy ảnh hoặc máy quay phim.

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

3. Lịch sử nhà hát múa rối Thăng Long

Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng là tiền thân của Nhà hát múa rối Thăng Long Hà Nội, được thành lập vào tháng 10/1969 để biểu diễn rối cạn cho trẻ em Thủ đô. Sau nhiều năm gian khổ, nhà hát đã vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển bộ môn nghệ thuật múa rối nước - loại hình văn hóa dân tộc độc đáo chỉ có tại Việt Nam. Nhà hát đã đầu tư cải thiện cơ sở vật chất và chất lượng biểu diễn để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà hát múa rối Thăng Long Hà Nội đã trở thành thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Nhà hát đã đoạt nhiều giải thưởng cao quý trong các liên hoan múa rối quốc tế và quốc nội. Nhà hát cũng đã mang nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đến với hơn 40 quốc gia trên thế giới, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ…

Xem thêm: Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Nơi lưu giữ tình hữu nghị Việt Xô nồng thắm

4. Những tiết mục tiêu biểu của nhà hát múa rối nước Thăng Long

Nhà hát múa rối Thăng Long Hà Nội là điểm đến văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước quanh năm, với nhiều màn múa rối nước đa dạng về hình thức, thể loại. Những tác phẩm ấy gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước, xứng đáng trở thành tinh hoa văn hoá Việt. Trong số đó, 11 tiết mục tiêu biểu được chú ý và yêu thích nhất bởi du khách, mang đậm giá trị tôn vinh nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

4.1. Tễu giáo trò

Tễu là một chàng trai nông thôn chân chất, tốt bụng và là người kể chuyện trong các dịp lễ hội làng xóm. Đây là nhân vật có thể bình luận về mọi sự việc hoặc mọi người xuất hiện trong chuỗi câu chuyện. Sự xuất hiện của chú đã giúp cho khán giả có cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân vật rối.

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.2. Vinh quy bái tổ

Theo phong tục xưa, triều đình thường tổ chức thi cử 3 - 5 năm một lần để tuyển nhân tài. Những người thi đỗ sẽ được triều đình ban áo mũ về làng vinh quy bái tổ. Đây là ân huệ đặc biệt của triều đình với người tài, cũng là lời nhắc nhở mọi người luôn phải rèn luyện đạo đức, tài năng để giúp dân, giúp nước.

Xem thêm: Bốt Nước Hàng Đậu - Nét đẹp cổ điển giữa lòng phố cổ Hà Nội

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.3. Múa rồng, phượng

Rồng, phượng là linh vật quan trọng trong tín ngưỡng văn hoá dân gian Việt Nam. Rồng thể hiện sự oai hùng, mạnh mẽ, phượng thể hiện sự duyên dáng, nhanh nhẹn. Múa rồng, phượng là một tiết mục đặc sắc của nhà hát múa rối nước Thăng Long. Múa phượng thường có hai con, con trống là Phượng, con mái là Loan. Sự hòa hợp của cặp đôi Loan Phượng cũng là biểu tượng của tình yêu vợ chồng trung thành và bền chặt.

Xem thêm: Nhà thờ Hàm Long - Nơi giao hoà giữa nghệ thuật và tín ngưỡng Công giáo

4.4. Múa Tứ Linh

Điệu múa Tứ Linh là điệu múa thể hiện sự linh thiêng, mang đến những triết lý nhân sinh cao cả cho người xem. Tứ Linh bao gồm Long, Lân, Quy, Phượng, là những linh vật may mắn, giàu sang, chung thủ và trường thọ. 4 con vật quý linh thiêng này cũng thường gặp trong các đền chùa Việt Nam.

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.5. Nhi đồng hý thủy

Nhi đồng hý thuỷ là tiết mục múa rối nước kể về những cậu bé nghịch ngợm đang chơi đùa trên dòng sông trong lành của quê hương. Đây là hoạt động vui nhộn của những đứa trẻ vào mỗi mùa hè oi bức.

Xem thêm: Khám phá Công viên Lê Nin - Điểm vui chơi xanh mát giữa lòng Hà Nội

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.6. Múa lân

Lân là một trong tứ linh trong tín ngưỡng phương Đông. Đây là linh vật mang lại phước lành, may mắn cho người dân Việt Nam. Điệu múa trong tiết mục múa rối nước này chính là lời chúc cho người nông dân có một cuộc sống sung túc, thịnh vượng, hạnh phúc và hanh thông trong mọi việc.

Xem thêm: Làng lụa Vạn Phúc - Nét đẹp truyền thống và hiện đại của Hà Nội

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.7. Múa tiên

Là tiết mục múa thể hiện chủ đề Rồng Tiên - là nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Điệu múa kể lại câu chuyện cổ tích về cha Lạc Long Quân cưới mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng. Trăm trứng nở ra trăm người con, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển. Con lớn nhất là Hùng Vương thừa kế ngai vàng của cha.

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.8. Chăn trâu thổi sáo

Đây là một sinh hoạt đời thường của các chàng trai làng xưa. Điệu múa tái hiện cuộc sống yên bình của quê hương qua tiếng sáo trúc du dương của cậu bé chăn trâu. Tiếng sáo còn thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương của những người con xa nhà.

Xem thêm: Lotte Hà Nội Sky - Điểm checkin sống ảo của giới trẻ yêu thích khám phá

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.9. Lê Lợi du thuyền

Là một tiết mục múa rối liên quan đến sự tích Hồ Gươm và vị anh hùng Lê Lợi. Sau khi đánh tan quân xâm lược, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đặt tên là Lê Thái Tổ. Một hôm, khi đi du ngoạn trên hồ, một con rùa vàng xuất hiện và yêu cầu trả lại thanh gươm thần. Nhà vua đã vâng lời và giao lại gươm cho Kim Qui. Từ đấy, hồ được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

4.10. Đua thuyền

Đua thuyền là một trò chơi dân gian phổ biến trong các ngày hội của người Việt Nam. Điệu múa tái hiện được không khí sôi động, vui nhộn và tinh thần ganh đua của các đội, nhóm.

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

4.11. Nông nghiệp

Tiết mục múa rối nước thể hiện các hoạt động sản xuất của người dân nông thôn Việt Nam như: cày ruộng, gieo hạt, dội nước, gặt lúa… Khán giả sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh tượng người nông dân siêng năng, chịu khó đang cần mẫn trên những thửa ruộng bậc thang.

Xem thêm: Khám phá Hà Nội từ trên cao cùng tàu điện Cát Linh Hà Đông

Nhà hát múa rối Thăng LongẢnh: Sưu tầm Internet

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

5. Các địa điểm tham quan gần nhà hát múa rối Thăng Long

Nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô, nhà hát múa rối Thăng Long là một trong những điểm đến du lịch văn hóa không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Từ đây, bạn có thể dễ dàng khám phá các địa danh nổi tiếng và di tích lịch sử của Hà Nội như:

Nguồn: Tổng hợp.

Bài viết liên quan
Bạn muốn liên hệ tư vấn du lịch?