Khám phá Hà Nội từ trên cao cùng tàu điện Cát Linh Hà Đông

Khám phá Hà Nội từ trên cao cùng tàu điện Cát Linh Hà Đông

1. Giới thiệu về tàu điện Cát Linh Hà Đông

Tàu điện Cát Linh Hà Đông là phương tiện vận chuyển mới và hiện đại nhất ở Hà Nội. Tuyến tàu này bắt đầu từ ga Cát Linh (Đống Đa) và kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông), dài 13,05km, gồm 12 ga trên cao. Tàu điện có thể chạy với tốc độ tối đa 80km/h, chở được 960 hành khách mỗi đoàn. Thời gian di chuyển trên toàn tuyến chỉ mất khoảng 23 phút.

Du lịch Hà Nội bằng tàu điện Cát Linh Hà Đông là một trải nghiệm thú vị và mới mẻ cho du khách. Bạn sẽ có cơ hội khám phá Hà Nội từ trên cao, ngắm nhìn những cảnh đẹp, những di tích lịch sử, những công trình kiến trúc nổi tiếng của Thủ đô. Đặc biệt, bạn sẽ được chứng kiến bình minh rực rỡ hay hoàng hôn lãng mạn trên bầu trời Hà Nội khi đi tàu điện vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Xem thêm: Hồ Tây - Điểm đến đậm chất thơ giữa lòng thủ đô

Du khách tham quan ga tàu điện Hà Đông Cát Linh
Ảnh: Sưu tầm Internet

2. Lịch chạy tàu điện Cát Linh Hà Đông mới nhất

Từ ngày 1/9/2022, tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động theo lịch như sau:

  • Thời gian chạy tàu: Hàng ngày từ 5h30 - 22h
  • Số lượng tàu: 9 đoàn
  • Thời gian chờ: 6 phút/chuyến (giờ cao điểm) và 10 phút/chuyến (giờ thường).
  • Giờ cao điểm là từ 7h - 8h30 sáng và từ 16h30 - 18h chiều trong các ngày thứ 2 đến thứ 6.
  • Các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ Tết: 10 phút/chuyến.

Xem thêm: Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) - Cửa ngõ của Thủ đô và cả nước

3. Lộ trình tàu điện Cát Linh – Hà Đông tuyến 2A

Tàu điện Cát Linh Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị số 2A ở Hà Nội. Tuyến tàu này chạy từ ga Cát Linh (Đống Đa) đến ga Yên Nghĩa (Hà Đông), dài 13,05km, gồm 12 ga trên cao. Tàu điện theo hướng đường Cát Linh – Giảng Võ, rồi qua các phố Hào Nam, Hoàng Cầu, Láng, băng qua sông Tô Lịch, tiếp tục theo các đường Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung và kết thúc tại ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông).

Các ga trên tuyến tàu điện Cát Linh Hà Đông bao gồm: ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, ga Thượng Đình, ga Vành Đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, ga Hà Đông, La Khê, ga Văn Khê, Yên Nghĩa. Tuyến tàu nối liền nhiều khu vực quan trọng của Thủ đô như các cơ quan nhà nước, khu dân cư, khu văn phòng doanh nghiệp, các trường đại học.

Xem thêm: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình - Nơi ghi dấu lịch sử của thể thao Việt Nam

Ga tàu điện Cát Linh Hà Đông
Ảnh: Sưu tầm Internet

4. Bảng giá vé tàu điện Cát Linh Hà Đông

Loại vé Thông tin vé Giá vé
Vé lượt (vé chặng) Là vé hành khách sử dụng đi một lượt trên một tuyến ĐSĐT. Vé được bán tại quầy bán vé hoặc máy bán vé tự động và được thu hồi khi khách ra khỏi khu kiểm soát của các nhà ga. 8.000-15.000 VNĐ/lượt (tùy vào khoảng cách di chuyển)
Vé ngày Là vé hành khách dùng để đi lại không giới hạn số lượt trên tàu điện Cát Linh Hà Đông 2A trong một ngày vận doanh. 30.000 VNĐ/vé/ngày
Vé tháng Là vé để hành khách sử dụng trong một tháng để di chuyển trên một hoặc nhiều tuyến ĐSĐT. Khi hết hiệu lực, hành khách không thể gia hạn mà đổi lại vé mới
Vé tháng được bán cho các đối tượng ưu tiên như: sinh viên các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không tính hệ đào tạo vừa học vừa làm), học sinh trung học, công nhân.
Giá vé tháng thông thường: 100.000 VNĐ/vé
Mua theo hình thức tập thể (từ 30 người trở lên): 140.000 VNĐ/vé
Giá áp dụng cho các đối tượng không ưu tiên: 200.000 VNĐ/vé
Vé miễn phí Dùng trong trường hợp miễn tiền vé cho hành khách, được cấp tại quầy bán vé.
Các đối tượng được áp dụng bao gồm: người trên 60 tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo.
0 VNĐ

*Lưu ý: Giá vé được cập nhật trong bảng trên chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo. Tùy thời điểm, giá vé tàu điện trên cao Cát Linh Hà Đông thể thay đổi. Du khách có nhu cầu đi tàu điện, có thể đến trực tiếp hoặc gọi đến quầy bán vé để biết thông tin giá vé chính xác nhất. 

Xem thêm: Nhà khách chính phủ - Nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của Thủ đô

5. Cách mua vé tàu điện Hà Đông tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông

5.1. Vé lượt

Bạn có thể mua vé lượt để đi tàu điện Cát Linh Hà Đông bằng 2 cách sau:

  • Mua vé tại máy bán vé tự động (áp dụng cho hành khách thanh toán số tiền dưới 100.000 VNĐ và tiền không bị rách nát)
  • Mua vé tại quầy theo hướng dẫn của nhân viên bán vé (áp dụng cho hành khách thanh toán tiền có mệnh giá trên 100.000 VNĐ)

*Lưu ý: Nếu hệ thống không nhận được vé điện tử, bạn có thể sang quầy mua vé giấy để tiếp tục sử dụng tàu điện Cát Linh Hà Đông.

Hành khách có thể mua vé tại quầy bán vé tự động
Ảnh: Sưu tầm Internet

5.2. Vé ngày

Vé ngày mua theo hình thức vé giấy, hành khách mua, thanh toán trực tiếp tại quầy bán vé.

Xem thêm: Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Nơi lưu giữ tình hữu nghị Việt Xô nồng thắm

5.3. Vé tháng

Để mua vé tháng đi tàu điện Cát Linh Hà Đông, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Vé tháng thông thường:
    • Bước 1: Bạn chọn mua vé 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc số tháng tối đa theo hiện trạng hệ thống của bạn.
    • Bước 2: Bạn thanh toán tiền cho nhân viên bán vé tại quầy.
    • Bước 3: Bạn nhận vé, thẻ và tiền thừa (nếu có) từ nhân viên bán vé.
  • Vé tháng ưu tiên:
    • Bước 1: Bạn cần chứng minh mình thuộc đối tượng ưu tiên bằng các giấy tờ như: thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy xác nhận của trường (đối với học sinh, sinh viên); giấy xác nhận là công nhân tại khu công nghiệp (đối với công nhân); danh sách nhân viên, cán bộ có xác nhận của đơn vị (đối với nhóm hành khách mua theo tập thể từ 30 người trở lên).
    • Bước 2: Bạn chọn mua vé 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc số tháng tối đa theo hiện trạng hệ thống của bạn.
    • Bước 3: Bạn thanh toán tiền cho nhân viên bán vé tại quầy.
    • Bước 4: Bạn nhận vé, thẻ và tiền thừa (nếu có) từ nhân viên bán vé.

Xem thêm: Bốt Nước Hàng Đậu - Nét đẹp cổ điển giữa lòng phố cổ Hà Nội

Hành khách quẹt thẻ lên tàu
Ảnh: Sưu tầm Internet

5.4. Vé nạp tiền

Đối với vé nạp tiền, hành khách mua tại quầy bán vé và thực hiện trả lại khi dùng hết giá trị tiền nạp.

Xem thêm: Nhà thờ Hàm Long - Nơi giao hoà giữa nghệ thuật và tín ngưỡng Công giáo

5.5. Vé miễn phí

Nếu bạn thuộc đối tượng được miễn phí vé tàu điện Cát Linh Hà Đông, bạn cần mang theo thẻ miễn phí hợp lệ đến quầy bán vé để nhận vé 0 VNĐ. Thẻ miễn phí là thẻ chung cho vận tải hành khách công cộng, do Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội (HPTC) cấp. Thẻ này hiện nay cũng được dùng cho xe buyt.

Tàu điện Cát Linh Hà Đông nhìn từ trên cao
Ảnh: Sưu tầm Internet

6. Cách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông

6.1. Đối với hành khách đi tàu

Đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Nếu bạn có xe cá nhân, bạn gửi xe tại các chỗ trông giữ xe.
  • Bước 2: Bạn lên tầng 2 bằng thang cuốn hoặc thang bộ để mua vé. Nếu bạn có vé tháng, vé lượt, bạn quẹt thẻ qua cửa kiểm soát tự động. Nếu bạn có vé ngày, bạn qua cửa bên cạnh.
  • Bước 3: Bạn lên tầng 3 bằng thang cuốn hoặc thang bộ để chờ tàu. Bạn chú ý xem biển báo chỉ dẫn hướng đi của tàu trước khi lên ke ga. Bạn đứng trong vạch an toàn khi chờ tàu và theo hướng dẫn của nhân viên an toàn.
  • Bước 4: Bạn lên tàu khi có đèn sáng báo hoặc phát thanh trên loa. Nếu bạn đi cùng trẻ nhỏ, bạn cẩn thận khe hở giữa thềm và cửa tàu.
  • Bước 5: Bạn xuống tàu khi đến ga đích. Bạn đi theo cầu thang bộ và biển chỉ dẫn. Tại cửa soát vé tự động, thẻ sẽ được thu hồi. Nếu bạn có vé ngày, vé sẽ được thu hồi tại cửa bên. Nếu thẻ bị lỗi hoặc không đủ tiền, bạn liên hệ nhân viên hỗ trợ hoặc đến quầy vé để được giải quyết.

Xem thêm: Khám phá Công viên Lê Nin - Điểm vui chơi xanh mát giữa lòng Hà Nội

Hành khách đi tàu Cát Linh Hà Đông
Ảnh: Sưu tầm Internet

6.2. Đối với hành khách là người khuyết tật

Nếu bạn là người khuyết tật và muốn đi tàu điện Cát Linh Hà Đông, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bạn dùng thang máy ưu tiên ở tầng 1 để lên tầng 2 mua vé. Bạn mang theo thẻ miễn phí để nhận vé 0 VNĐ tại quầy bán vé. Sau đó, bạn quẹt thẻ qua cổng kiểm soát tự động dành cho người khuyết tật.
  • Bước 2: Bạn dùng thang máy để lên tầng ke ga và chờ tàu theo hướng dẫn của nhân viên an toàn. (Bạn nhớ đi theo vạch màu vàng).
  • Bước 3: Bạn lên tàu khi có đèn sáng báo hoặc phát thanh trên loa. Bạn cẩn thận khe hở giữa thềm và cửa tàu khi lên xuống. Bạn tìm ghế ưu tiên hoặc khu vực dành cho xe lăn trên tàu. Bạn chú ý đến đèn sáng báo hoặc phát thanh trên loa để biết ga sắp đến.
  • Bước 4: Bạn xuống tàu khi đến ga đích. Bạn dùng thang máy để xuống tầng 2. Tại đây, bạn quẹt thẻ khi qua cổng kiểm soát. Nếu thẻ bị lỗi hoặc không đủ tiền, bạn liên hệ nhân viên hỗ trợ hoặc đến quầy vé để được giải quyết.

Xem thêm: Làng lụa Vạn Phúc - Nét đẹp truyền thống và hiện đại của Hà Nội

7. Những điểm gửi xe quanh các nhà ga

Bản đồ tàu điện Cát Linh - Hà Đông
Ảnh: Sưu tầm Internet

Xem thêm: Lotte Hà Nội Sky - Điểm checkin sống ảo của giới trẻ yêu thích khám phá

Hành khách có thể tham khảo các điểm giữ xe xung quanh các nhà ga tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông sau:

  Nhà ga Gửi xe
1 Cát Linh  Ngõ 168 Hoàng Cầu
2 La Thành Tòa nhà Viam, số 12 Hoàng Cầu
3 Thái Hà Trung tâm TDTT Đống Đa, 102 Đặng Tiến Đông
4 Láng  Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, số 220 Đường Láng
5 Thượng Đình Chợ Xanh Thượng Đình 
6 Vành Đai 3 Viện Công nghệ thực phẩm, số 301 Nguyễn Trãi
7 Phùng Khoang Học viện Y dược học cổ truyền
8 Văn Quán Tòa nhà SDU, 143 Trần Phú 
9 Hà Đông  Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số 2 Bế Văn Đàn
10 La Khê Trường THCS Văn Khê, 35 Phan Đình Giót
11 Văn Khê Cây xăng Văn Khê (giáp Ga Văn Khê)
12 Yên Nghĩa Cổng 1 Bến xe Yên Nghĩa

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

8. Những lưu ý khi đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông 

  • Khi trải nghiệm du lịch Hà Nội bằng tàu điện Cát Linh Hà Đông, bạn cần chú ý đến những điều sau:
  • Giữ gìn sạch sẽ, trật tự chung
  • Không làm ồn, để điện thoại ở chế độ yên tĩnh để không gây phiền phức cho người khác
  • Nhường ghế cho phụ nữ có thai, người khuyết tật, người già và trẻ em.
  • Không sử dụng thiết bị chiếu sáng hoặc chụp ảnh có đèn flash vì có thể làm mất tập trung của Lái tàu).
  • Đối với người khuyết tật dùng xe lăn (hoặc bà mẹ có em bé dùng xe đẩy): khi cần hãy yêu cầu nhân viên nhà ga hỗ trợ.
  • Tuyệt đối không xô đẩy khi chờ tàu, không lên tàu khi cửa đã bắt đầu đóng, không dùng điện thoại khi đang lên tàu.
  • Hành khách tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên nhà ga Không mang các vật dụng, hành lý vi phạm quy định lên tàu.
  • Không hút thuốc trong suốt quá trình khám phá Hà Nội trên tàu.

Nguồn: Tổng hợp.

Bài viết liên quan
Bạn muốn liên hệ tư vấn du lịch?