Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) - Cửa ngõ của Thủ đô và cả nước
- 04/10/2023
- Điểm đến du lịch
Mục lục
Mục lục
1. Đôi nét về Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ)
1.1 Nguồn gốc của tên gọi Ga Hàng Cỏ
Tên gọi chính thức của nhà ga là Ga Trung tâm Hà Nội nhưng người dân thường gọi là Ga Hàng Cỏ. Tên gọi này bắt nguồn từ việc nhà ga được xây dựng trên khu đất vốn là một cánh đồng cỏ rộng lớn, nằm ở cuối đường Mandarine (nay là đường Lê Duẩn) và phố Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Khi nhà ga được khởi công xây dựng, người dân thường gọi nó là Ga Hàng Cỏ, và tên gọi này đã được sử dụng cho đến ngày nay.
Tên gọi Ga Hàng Cỏ không chỉ gắn liền với lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam, mà còn là một phần trong ký ức của người dân Thủ đô.
Ảnh: Sưu tầm Internet
1.2 Lịch sử Ga Hàng Cỏ
Ga Hàng Cỏ là một trong những nhà ga đường sắt lâu đời nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1899 và khánh thành năm 1902. Nhà ga được xây dựng trên khu đất vốn là một cánh đồng cỏ rộng lớn, nằm ở cuối đường Mandarine (nay là đường Lê Duẩn) và phố Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Ban đầu, ga Hàng Cỏ chỉ gồm dãy nhà chính nhìn ra phố Gambetta. Sau đó, chính quyền trưng mua đất của dân rồi mở rộng diện tích ga như hiện nay. Tổng diện tích bao gồm cả sân ga là hơn 200.000 m2. Tiền xây ga không phải do chính phủ Pháp bỏ ra hoàn toàn mà họ kêu gọi các nhà tư bản góp vốn. Sảnh chính ga cao 3 tầng, bên trên có gắn đồng hồ cho khách biết giờ tàu đi và đến. Kiến trúc nhà ga được thiết kế theo các công trình công sở ở Paris với mái dốc đứng. Ga Hàng Cỏ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành đường sắt Việt Nam. Nhà ga là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, kết nối Hà Nội với các tỉnh thành trong cả nước.
Trong chiến tranh, ga Hàng Cỏ đã nhiều lần bị bom Mỹ đánh phá. Ngày 26/12/1972, trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm của Mỹ bằng đường hàng không vào miền Bắc nước ta, ga Hàng Cỏ đã bị ném bom làm sập sảnh chính. Sau đó, sảnh được xây dựng lại theo kiểu khác nhưng lại không ăn nhập với phần còn lại. Đến năm 1973, ngành đường sắt đã chuyển bớt tàu hàng xuống ga Giáp Bát để giảm bớt các chuyến tàu hàng vào ga Hàng Cỏ.
Tuy nhiên, dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Ga Hàng Cỏ vẫn là một trong những địa danh nổi tiếng của Hà Nội, là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử nối liền hai thế kỷ hào hùng của dân tộc
Ảnh: Sưu tầm Internet
2. Phong cách thiết kế và kiến trúc của Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ)
Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) là một trong những nhà ga đường sắt lâu đời nhất ở Việt Nam. Nhà ga được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp cổ, mang đậm dấu ấn lịch sử.
Kiến trúc của Ga Hà Nội được xây dựng theo hình chữ V, với tòa nhà chính cao 3 tầng nằm ở trung tâm. Tầng dưới là đại sảnh, dành cho việc bán vé và đưa đón khách ra vào. Tầng 2 là nơi làm việc của các nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật. Tầng 3 là bộ phận hành chính.
Xem thêm: Cột cờ Hà Nội - Biểu tượng của lòng tự hào và niềm tin dân tộc Việt Nam
Ảnh: Sưu tầm Internet
Ga Hà Nội có tổng diện tích rộng tới 216.000 m2, phần nhà cửa chiếm 105.000 m2 và còn lại là sân ga và đường sắt. Nhà ga phục vụ nhu cầu vận chuyển cả hàng hóa và hành khách. Tuy nhiên, do vị trí nằm tại trung tâm nên vận chuyển hành khách vẫn là mục đích chính được ưu tiên hàng đầu.
Sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lịch sử của dân tộc, nhà ga bị tàn phá nghiêm trọng bởi bom rơi, đạn lạc. Hòa bình lặp lại cùng sự phát triển của đất nước, Ga Hà Nội được tôn tạo lại, mang một diện mạo mới và trở thành đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của Thủ đô.
Xem thêm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, kho tàng nét đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam
Ảnh: Sưu tầm Internet
Xem thêm: Phố cổ Hà Nội - Nét đẹp văn hóa truyền thống của thủ đô ngàn năm văn hiến
3. Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) ở đâu?
Bạn muốn khám phá Hà Nội qua những chuyến tàu đường sắt? Hãy bắt đầu từ Ga Hà Nội hay còn gọi là Ga Hàng Cỏ, một trong những công trình kiến trúc độc đáo và lịch sử của Thủ đô. Ga Hàng Cỏ nằm ở phố Lê Duẩn, rất thuận tiện cho du khách di chuyển bằng nhiều loại phương tiện như xe máy, xe bus, taxi,… Đường đi ngắn nhất từ Hồ Hoàn Kiếm đến Ga Hàng Cỏ là theo hướng Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Lê Duẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm ga Trần Quý Cáp, một ga nhỏ nằm ngay trung tâm thành phố và là nơi xuất phát của nhiều chuyến tàu hấp dẫn. Ga Trần Quý Cáp có nhiều tuyến xe buýt dừng gần đó, như tuyến 01, 32, 34 và 45. Bạn có thể lựa chọn phương tiện phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình để du lịch Hà Nội bằng đường sắt.
4. Sơ đồ Ga Hàng Cỏ và các tuyến đường sắt chính
Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) gồm 2 khu vực và tọa lạc tại 2 quận khác nhau ở Thủ đô:
- Khu A: 120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Khu A là nhà ga chuyên phục vụ các tuyến đoàn tàu từ Bắc vào Nam (điểm đầu là ga Hà Nội và điểm cuối là ga Sài Gòn).
- Nhà ga hoạt động tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật, 8h - 22h30 hàng ngày.
- Khu B: 1 Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Khu B còn có tên gọi là ga Trần Quý Cáp, là nhà ga chuyên dụng để đi các tỉnh lân cận.
- Các tuyến tàu xuất phát từ ga Trần Quý Cáp gồm có: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Quan Triều.
- Nhà ga hoạt động từ thứ 2 đến chủ nhật, trong khung giờ từ 5h10 - 6h, 8h - 11h30 và 14h - 17h30.
Xem thêm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Điểm đến văn hoá đậm ý nghĩa lịch sử dân tộc
Ảnh: Sưu tầm Internet
Xem thêm: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh: Nơi tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại dân tộc Việt Nam
5. Lưu ý
- Đến ga trước giờ tàu đi khoảng 15-20 phút để tìm chỗ ngồi, tránh nhầm lẫn các toa, các tuyến.
- Để an toàn, hành lý, túi xách cần gọn nhẹ, luôn để trong tầm nhìn vì sân ga thường đông đúc.
- Giữ gìn sạch sẽ trong sân ga và trên tàu.
- Theo dõi thường xuyên giờ tàu chạy vì có thể có thay đổi do thời tiết xấu.
Nguồn: Tổng hợp.